Home » Bài viết hay » Kế toán bán hàng là gì? Trách nhiệm của nhân viên kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là gì? Trách nhiệm của nhân viên kế toán bán hàng là gì?

Ngoài kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết, thì kế toán bán hàng cũng được xem là một trong những ngành nghề được nhiều người hướng đến. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ mới ra trường thì công việc của một nhân viên kế toán bán hàng luôn được các bạn lựa chọn để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Vậy kế toán bán hàng là gì? Và công việc của một người kế toán bán hàng là như thế nào?

Ngày nay, có rất đông những bạn sinh viên chuyên ngành kế toán sau khi ra trường đều làm thử tìm việc làm kế toán qua công việc của một kế toán bán hàng. Tuy ngành nghề này không đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nghiệp vụ kế toán, thế nhưng để có thê đảm nhận tốt công việc này cũng không phải là một chuyện dễ dàng đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Các vấn đề về sổ sách, thu chi, hóa đơn …luôn phải xử lý một cách liên tục, nếu không có một chuyên môn nền tảng vững vàng bạn sẽ khó thích nghi với công việc này.

1. Kế toán bán hàng là gì?

Việc bán hàng được xem là khâu cuối cùng trong quá trình triển khai kinh doanh của một doanh nghiệp. Lúc này người mua sẽ dùng tiền để chuyển hóa quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp thuộc về mình.

Công việc của nhân viên kế toán bán hàng vào giai đoạn này chính là cập nhật giá bán, quản lý số lượng hàng hóa, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến công việc bán hàng. Đồng thời, kế toán bán hàng cũng phải chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh khác trong quá trình bán hàng của nhân viên và lập báo cáo hàng tháng có liên quan để trình bày với cấp trên.

 2. Trách nhiệm của một nhân viên kế toán bán hàng là như thế nào?

+ Cập nhật giá cả, chứng từ hóa đơn liên quan trực tiếp đến các hoạt động bán hàng

– Ghi nhận giá cả của tất cả các loại hàng hóa khác nhau vào phần mềm quản trị kế toán. Chịu trách nhiệm thông báo đến các bộ phận liên quan những thay đổi về mặt giá cả.

– Nhập những số liệu mua, bán, thu chi vào phần mềm kế toán, bao gồm những hóa đơn trong ngày. Đồng thời tính tổng giá trị hành hóa có đã bán được trong ngày cộng với thuế VAT (nếu có)

– Cập nhật liên tục các hóa đơn bán hành có liên quan, bao gồm hóa đơn hàng hóa và các hóa đơn dịch vụ. Bên cạnh đó là theo dõi việc giao – nhận hóa đơn trong sổ giao nhận.

– Có trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý sổ sách, các hóa đơn chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp (hóa đơn xuất – nhập kho, hóa đơn mua sản phẩm và các hóa đơn của doanh nghiệp khi mua hàng hóa).

+ Thực hiện các nghiệp vụ Kế toán bán hàng phát sinh

– Cùng với kế toán kho, thủ kho phối hợp với nhau kiểm tra số lượng hàng hóa hàng ngày để nắm rõ số lượng cũng như kiểm soát các loại giấy từ thu chi từ kho đối chiếu với các sản phẩm liên quan để cập nhật lên phần mềm kế toán sao cho trùng khớp với dữ liệu đã ghi.

– Lập các hóa đơn và xuất các hóa đơn hàng hóa có liên quan theo đúng quy định, đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng tiến hành đối chiếu qua từng giai đoạn để kiểm tra độ chênh lệch số lượng hàng hóa bán ra trong ngày, tuần, tháng và trong năm.

– Tiến hành lập hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng theo đúng quy định và tính thuế GTGT của các hành hóa bán ra.

– Theo dõi và thực hiện tính tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng, trong đó bao gồm chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán nếu có.

– Phối hợp với kế toán doanh thu và kế toán công nợ thống kê tình hình công nợ, để tiến hành thu công nợ và quản lý tiền hàng chi tiết, cũng như chuẩn bị kế hoạch thu hồi công nợ và đốc thúc giám sát công nợ của khách hàng.

– Tiếp tục quản lý công nợ và theo dõi từng khoản thu chi tiết trong từng khách hàng, số tiền khách nợ cũng như đánh giá thời hạn và tình hình trả nợ của khách.

+ Lập hóa đơn báo cáo hàng tháng

– Tiến hành lập bảng kê khai hóa đơn bán hàng vào cuối mỗi ngày, tính tổng giá trị số lượng hành hóa đã bán và thuế GTGT nếu có trong ngày hôm đó.

– Cùng với những nhân viên kế toán còn lại đối chiếu số liệu hành xuất kho hay tồn kho, số liệu đã bán hay mua trong ngày, và ghi chép cụ thể để làm báo cáo vào mỗi cuối ngày, theo tuần, theo kỳ.

–  Lập các báo cáo công nợ phải thu dưới sự yêu cầu của quản lý hay trưởng bộ phận.

– Theo kỳ hạn mỗi tháng, mỗi quý, hay mỗi năm nên lập báo cóa tình hình sử dụng hóa đơn tài chính trình bày cụ thể với cấp trên và đối tác.

3. Kỹ năng của nhân viên kế toán bán hàng phải có

– Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng tốt, đặc biệt là excel, và biết sử dụng các phần mềm bán hành cụ là một lợi thế lớn.

– Trung thực và cận thận, chịu được áp lực công việc lớn.

– Có khả năng tập trung và biết lắng nghe chi tiết công việc, đồng thời có được khả năng giao tiếp tốt để trao dồi và chăm sóc khách hàng.

Mong rằng, với những thông tin chúng tôi đã liệt kê phía trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm “kế toán bán hàng là gì? ” và trách nhiệm công việc cụ thể của ngành nghề này là như thế nào. Nếu bạn đang có ý định trở thành một nhân viên kế toán bán hàng trong tương lai thì hãy cố gắng tích lũy những kiến thức cũng như chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để đảm bảo được yêu cầu của công việc này nhé!

Chúc bạn thành công!