Trong những năm gần đây, tên gọi staff thường được sử dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Điều đó góp phần tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện công việc hoặc trao đổi khách hàng. Vậy staff là gì? Tầm quan trọng của staff đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
Đằng sau sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhân sự. Một trong những lực lượng đông đảo nhất phải nhắc đến đó chính là các staff. Tuy nhiên, nhiều người sẽ cảm thấy khá lạ lẫm với tên gọi này. Đa số người sẽ phân vân, không biết staff đang chỉ đối tượng nào? Chức vụ và trách nhiệm ra sao? Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tên gọi staff là gì và nhiệm vụ của họ trong công việc là gì? Để bạn có được những góc nhìn tổng quan nhất về staff nhé!
Khái niệm về staff
Staff tiếng Anh có nghĩa là nhân viên, họ sẽ là người đảm nhận những công việc khác nhau trong cùng một môi trường làm việc. Ví dụ như nhân viên khách sạn, họ có thể là người dọn phòng, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ cho khách….
Tùy vào tính chất và vị trí đảm nhận công việc, những staff sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho công việc của mình. Chung quy lại, tất cả staff đều hướng đến mục tiêu hoàn thành công việc và mang đến những thành tựu nhất định cho công ty.
Những vị trí công việc của Staff trong công ty
Bộ phận kinh doanh
Nhân viên Marketing: Sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và đưa ra những báo cáo phân tích cụ thể. Những nhân viên làm việc bộ phận marketing có trách nhiệm đề xuất những chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến gần với thị trường. Làm thế nào để giúp doanh nghiệp có thể phủ sóng hình ảnh, nội dung giá trị đến khách hàng tiềm năng nhất.
Nhân viên sale: Có nhiệm vụ xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu khách hàng. Triển khai kế hoạch tiếp xúc khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm hiệu quả. Nhân viên sale cũng là người trực tiếp trao đổi, đàm phán và xử lý các vấn đề trong quá trình trao đổi khách hàng.
Trong đó, nhân viên sale phải kết hợp bộ phận marketing để xây dựng kế hoạch tiếp thị phù hợp. Có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên sale phối hợp với bộ phận khác như hành chính, giao hàng… để nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Bộ phận hành chính nhân sự
Nhân viên hành chính – nhân sự:
Các công việc liên quan đến hành chính – nhân sự bao gồm: Tuyển dụng nhân sự phù hợp cho vị trí các phòng ban. Lên chương trình đào tạo, huấn luyện thực tập sinh. Triển khai chế độ lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Mục đích, duy trì nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, thịnh vượng hơn.
Nhân viên Kế toán:
Doanh nghiệp sẽ không thể ổn định được nguồn tài chính phù hợp nếu thiếu đi nhân viên kế toán. Nhiệm vụ của kế toán sẽ tính toán tất cả các khoản chi tiêu, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. Từ đó, thống kế thành những bảng báo cáo, số liệu cụ thể trình bày các nhà quản lý, về mức độ doanh thu, đóng thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề xuất lại những phương án cải tiến nguồn tài chính hiệu quả.
Nhân viên pháp lý:
Là người trực tiếp quản lý hồ sơ, giấy tờ liên quan đến pháp lý của công ty và sản phẩm kinh doanh. Bên cạnh đó, nhân viên pháp lý sẽ là người tư vấn, cho các lãnh đạo cao cấp. Để họ có thể hiểu rõ hơn về các quy định bắt buộc của pháp luật trong kinh doanh. Xử lý các hồ sơ về vấn đề kiện tụng, tranh chấp thương hiệu…
Trên đây, là tất cả những thông tin cơ bản về định nghĩa “staff là gì” và những vị trí công việc staff sẽ đảm nhận trong doanh nghiệp. Còn rất nhiều những bộ phận khác mà staff sẽ làm việc. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những bộ phận chủ yếu nhất cần có. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ dành thời gian nói rõ hơn về vấn đề này vào những bài viết tiếp theo.